
Tất tần tật về cây hồng Đà Lạt
31/12/2021
Hồng vuông: hay còn gọi là hồng chén, vỏ mỏng, rất bóng và to như cái chén. Hiện nay khá hiếm nhé các bạn và giá cũng nhỉnh hơn.
Hồng trứng: loại này thì còn chia ra cả hồng trứng đầu bằng, hồng tàu, trứng lốc, blah blah nhiều lắm ạ. Cơ mà nom như quả trứng gà í nên người ta gọi chung là hồng trứng.
Hồng vuông đồng: Đây là loại xịn nhất này, quả hình vuông dẹt, màu cam đồng, ăn giòn ngọt, không chát và rất ít hạt. Vì năng suất không cao nên loại này khá hiếm nhưng vị cực ngon
Không biết có ai như mình không, chứ mình là 1 đứa ghiền ăn hồng cực, thậm chí có thể ăn trừ luôn cả cơm
. Là 1 trong những loại cây thân thuộc như làm nên hình ảnh của xứ sương mù. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây hồng khắp các nẻo đường Đà Lạt. Cùng mình tìm hiểu về những điều thú vị của loại cây này nhaaa.

Cây hồng có nguồn gốc từ đâu?
Vào khoảng năm 1889, người Pháp lập thử vườn trồng tỉa tại Dankia. Năm 1933, khi Đà Lạt có đường xe lửa, xe ô tô, người Pháp và Việt Nam đưa cây hồng đến trồng rải rác ở các nhà vườn. Từ năm 1956 – 1975, cây hồng được đưa giống từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Hạ Uy Di vào trồng thực nghiệm ở vườn hoa, đèo Prenn. Đó cũng là giai đoạn đầu đưa cây hồng đến với nước ta. Đến năm 1991, cây hồng dần trở nên quen thuộc, hầu hết 90% gia đình nào cũng có 1 vài đến rất nhiều cây trong vườn 

Mùa hồng bắt đầu vào thời gian nào?
Hằng năm, cứ mỗi độ tầm tháng 2 cây hồng bắt đầu ra lá mới và dần đậu trái. Khoảng cuối tháng 8, quả hồng đổi màu sang cam và chín dần. Khoảng thời gian đất trời chuyển mình vào thu là lúc mùa hồng gõ cửa nơi phố núi mộng mơ. Tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm rực rỡ nhất của mùa hồng chín. Càng về cuối mùa cây hồng sẽ rụng dần lá để lộ ra rất nhiều quả đỏ điểm xuyết giữa nền trời xanh 


-
Những loại hồng Đà Lạt
Thực chất thì hồng Đà Lạt có rất nhiều loại, ở đây mình chỉ nói về những loại đặc trưng thôi nhé 







Những loại trên bạn có thể ăn chín là thành hồng dẻo, hồng mềm,là quả chín màu đỏ đỏ ấy. Còn nếu không có thể hái lúc quả chưa chín tới mang đi ủ để làm hồng giòn nhé. Mình thì cực kì ghiền hồng giòn, vị ngọt thanh ăn giòn giòn rất ngon 



Nhớ cái thời chân ướt chân ráo lên Đà Lạt, nhìn hồng xanh trên cây cứ tưởng hồng giòn rồi vô tư hái ăn. U là trời, mình bỏ hồng suốt gần tuần vì nó chát ;))). Sau này mình mới biết, thì ra không ít bạn nhầm lẫn tai hại như mình :v. Thực ra, để làm ra hồng giòn, những quả hồng xanh sẽ được hái xuống, bỏ cuống, lau sach và ủ kín gần 30 ngày. Cây hồng giòn ngày nay rất hiếm nên mọi người thường làm cách này để giữ được vị ngọt thanh của chúng.

Ngoài ra, quả hồng còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời, nổi bật nhất là trị cao huyết áp và cảm cúm. Bạn ghé chơi Đà Lạt vào mùa hồng, uống ngụm trà, ăn miếng hồng là dài câu chuyện. Mang về làm quà lại quý cả tình thân.
Bài viết tổng hợp từ Internet và dựa trên chút ít kiến thức của mình. Có thiếu sót gì bạn góp ý giúp mình nhé ^^.
—–
Ảnh: Uyên Trinh
gialinhhuynh
Chào bạn, Mình là Linh, mình không phải người Đà Lạt, nhưng lại yêu xứ ngàn thông một cách chân thành, như cách mà bạn cũng đang yêu nơi này vậy ^^
Có thể bạn cũng thích

ĐÀ LẠT SỐNG VÀ YÊU
04/12/2022
BẠN CÓ MUỐN “SỐNG THỬ” Ở ĐÀ LẠT?
18/08/2023
Hi chị linh, đầu tiên chị phải nên biết một điều rằng em mến chị, nên mới mò vô tận đây đọc bài nè, hí hi
Nhà bạn trai em ở d’ran cũng trồng hồng nên bạn cũng phổ cập cho em chút kiến thức, nó hơi khác với những gì chị viết ở trên xíu. Mà tóm lại, bài viết dễ thương chị ạ :)))
Ôi chao, cảm ơn em. Sao hôm nay chị mới thấy cmt này nhỉ ^^. Ừm nà chị cũng mới tìm hiểu sơ sơ trên Internet, và nghe nhiều người bảo lại. Cảm ơn em đã góp ý và đã đọc ạ ^^ <3
em cũng có viết blog về khoảng thời gian em sống ở đà lạt nhưng văn vẻ hông được dễ thương như chị, chị cố gắng ra nhiều bài nha chị Linh, em rất nhớ đà lạt 🙂